COE là gì? Trượt COE có làm lại được không?

COE (Certificate of Eligibility) là một giấy tờ quan trọng để xin visa du học tại Nhật Bản. COE là gì? Trượt COE có làm lại được không? Hãy cùng KOKORO tìm hiểu thêm nhé!

COE
COE

1. COE là gì? Lý do trượt COE

COE, hay Certificate of Eligibility, là một giấy tờ quan trọng cấp bởi cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản, xác nhận tư cách lưu trú hợp pháp của du học sinh tại Nhật. Đây là một phần bắt buộc và có tầm quan trọng đặc biệt khi bạn dự định lưu trú tại Nhật trong thời gian dài. Tuy nhiên, với chính sách giảm số lượng du học sinh quốc tế của Chính phủ Nhật từ năm 2018, việc xét COE trở nên khắt khe hơn để hạn chế tình trạng du học sinh trốn học làm thêm. Do đó, có thể sẽ có nhiều trường hợp bị từ chối COE hơn.

1.1 Phiếu báo lý do trượt COE

COE
COE

Trong trường hợp hồ sơ của bạn bị từ chối COE, Cục Xuất nhập cảnh sẽ gửi trả lại cho trường một phiếu thông báo lý do từ chối COE. Trên phiếu này, bạn sẽ tìm thấy các thông tin sau:

  1. Mã hồ sơ: Đây là mã số đặc trưng của hồ sơ đăng ký du học của bạn.
  2. Quốc tịch: Thông tin về quốc tịch được lấy từ giấy khai sinh của bạn.
  3. Tên học sinh: Họ tên đầy đủ của bạn được ghi lại trên phiếu.
  4. Mã lý do trượt: Đây là mã số thể hiện lý do cụ thể tại sao hồ sơ của bạn bị từ chối COE. Để hiểu rõ hơn về lý do cụ thể này, bạn cần tham khảo bảng lỗi trượt COE.

Ví dụ: Nếu hồ sơ của bạn bị từ chối vì lỗi 4F, điều này biểu thị rằng hồ sơ của bạn bị từ chối do có vấn đề liên quan đến chứng minh việc làm và thu nhập.

1.2 bảng lý do trượt COE chi tiết

COE
COE

a. Bảng mã lỗi trượt COE chi tiết

STT KÝ HIỆU LÝ DO TRƯỢT COE
1
Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trang cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng
A có tiền sử từng xuất cảnh
B tiền sử từng bị trục xuất
C tình hình tạm trú , học tập trước đây không tốt
D không khai báo điện tử xuất cảnh trước đây
2
Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin cậy
A không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp coe trước đây
B không chấp nhận Các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp code
C không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ
3
Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực ý chí học tập
A Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập
B không có đầy đủ bằng chứng về ý chí năng lực học tập
C Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật
D Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực học tập tiếng Nhật
4
Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp
A Bằng tốt nghiệp G Học bạ
B Chứng nhận học tiếng Nhật H Chứng nhận sinh viên
C Bản công chứng I Giấy khai sinh
D Sơ yếu lý lịch J Sổ hộ khẩu
E Chứng minh số dư ngân hàng K Số ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút
F Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập L Giấy tờ khác,..
5
Nộp thiếu hồ sơ
do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh
6
Liên quan đến người bảo lãnh
A Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại trường
B không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định liên tục trong quá trình học quá trình hình thành tài sản
C Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy
D không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh
7 Lý do khác

 b. Những lỗi trượt thường gặp của Du học sinh Việt

COE
COE
1 Ngân hàng
Có thể chỉ trượt vì xác nhận số dư, có thể vì cả xác nhận số dư và số tài khoản
  1. Không sử dụng mẫu Form chung của ngân hàng để xác nhận số dư.
  2. Thông tin về địa chỉ, số điện thoại, và mã SWIFT của ngân hàng không được bao gồm trong xác nhận số dư.
  3. Thông tin trên xác nhận số dư có thể sai sót (bao gồm sai về ngôn ngữ tiếng Anh, cách ghi tỷ giá,…).
  4. Ngân hàng được sử dụng không được coi là đáng tin cậy.
  5. Mã SWIFT code của ngân hàng có thể không chính xác.
  6. Chứng thực về số dư thiếu chữ ký của người bảo lãnh.
  7. Cục Xuất nhập cảnh tiến hành điều tra thông qua điện thoại.
2 Xác nhận thu nhập, công việc, thuế
  1. Thông tin về công ty (bao gồm địa chỉ, tên giám đốc, thời gian làm việc,..) trên đơn xác nhận không khớp với thông tin trên trang thuế.
  2. Người bảo lãnh không có mã số thuế hoặc có hai mã số thuế cá nhân.
  3. Bản dịch có thể bị sai sót.
  4. Quá trình điều tra được tiến hành thông qua cuộc gọi điện thoại.
  5. Không thể nộp được xác nhận từ Chi cục thuế

.

3
  1. Biên bản hình thành tài sản
Thiếu thông tin chi tiết trong việc kê khai số liệu.

Không thể thuyết phục hoặc thể hiện được tiềm năng tài chính của người bảo lãnh một cách đầy đủ.

4 Giấy chứng nhận tốt nghiệp Thiếu chữ ký của du học sinh, thiếu mục số ở mép bên trên cùng bên trái.
5 Học bạ
  1. Trang số 1 của học bạ thiếu dấu/chữ ký của Hiệu trưởng.
  2. Thông tin về các khen thưởng không được điền đầy đủ.
  3. Thiếu thông tin về điểm nghề và chứng chỉ nghề.
  4. Bất kỳ điểm bất thường nào khác trong học bạ, như con dấu nhà trường, tên trường, ảnh học sinh, cũng cần được kiểm tra và bổ sung.
6 Sổ hộ khẩu
  1. Trong quy trình đăng ký, cần đảm bảo rằng cán bộ đăng ký đã ký tên và ghi rõ họ tên của mình.
  2. Việc ghi bổ sung thông tin vào sổ hộ khẩu yêu cầu phải có dấu đỏ đóng vào chỗ ghi bổ sung, nếu không có dấu đỏ thì thông tin bổ sung có thể không được xác nhận.
7 Giấy khai sinh
  1. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng có chữ ký của người đi khai sinh trên tài liệu.
  2. Thông tin của cả cha lẫn mẹ đều cần được cung cấp đầy đủ, nếu thiếu thông tin của bất kỳ phụ huynh nào có thể ảnh hưởng đến quy trình đăng ký.
8 Năng lực tiếng Nhật
  1. Điều quan trọng là phải có chứng chỉ hoặc các chứng chỉ như TOP J C, B,.. để chứng minh trình độ tiếng Nhật của bạn.
  2. Quyết định cuối cùng của Cục Xuất nhập cảnh có thể phụ thuộc vào uy tín và đánh giá của từng trường về chứng chỉ này.
9 Xác nhận quan hệ nhân thân Thường thì việc xác nhận quan hệ nhân thân không được UBND phát hành.
10 Sơ yếu lí lịch
  1. Hãy đảm bảo rằng thời gian làm đơn cam kết chi trả là chính xác. Tránh khai sai nghề nghiệp của bố mẹ trong hồ sơ.
  2. Hãy đảm bảo thông tin về thời gian học tiếng Nhật trong đơn nhập học, sơ yếu lý lịch và xác nhận học tiếng là nhất quán.
  3. Nếu có anh/chị em ruột sống tại Nhật, hãy đảm bảo rằng thông tin khai sống ở Việt Nam là chính xác.

 

2. Trượt COE có xin lại được không?

Dù bị trượt COE, bạn vẫn có cơ hội xin lại. Nếu bạn có quyết tâm và mong muốn học tập thực sự tại Nhật Bản, cơ hội du học vẫn mở ra trước bạn. Hãy tham khảo bảng lỗi trượt COE dưới đây để khắc phục sai lầm trong lần làm hồ sơ tiếp theo.

Trong hơn 12 năm làm trong lĩnh vực du học, Jellyfish Vietnam đã nhận rất nhiều hồ sơ từ các bạn học sinh tìm kiếm tư vấn sau khi bị trượt COE. Hầu hết, các bạn đều cảm thấy hoang mang và lo lắng, nghĩ rằng cơ hội du học Nhật Bản của mình đã kết thúc. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ bình tĩnh và tìm giải pháp cho vấn đề này.

Tuy nhiên, một số lỗi như làm giả bằng cấp, không khai báo tiền sử xuất cảnh hoặc từng bị trục xuất, có tiền sử học tập không tốt, không chứng minh được lý do du học chính đáng… làm cơ hội xin được COE trở nên rất mong manh, thậm chí gần như là không có.

2.1 Xác định lý do trượt

COE
COE

Sau khi nhận được thông báo từ Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản về việc từ chối cấp COE, quan trọng nhất là bạn phải xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc từ chối này. Chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân, bạn mới có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề một cách triệt để.

2.2 Liên hệ với công ty uy tín để xử lý

Đối với những trường hợp hồ sơ bị từ chối COE, bạn cần chờ ít nhất 6 tháng trước khi có thể nộp đơn xin COE lại. Trong thời gian chờ đợi này, hãy tìm kiếm một công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín, được Cục xuất nhập cảnh đánh giá cao và được ủy quyền xin visa du học.

Hãy giữ lại tất cả các giấy tờ từ lần nộp COE trước đó và chuẩn bị cẩn thận cho việc giải trình với Cục về lý do bị từ chối cấp COE.

2.3 Nâng cao trình độ tiếng Nhật

Lý do Chính phủ Nhật áp đặt chính sách giảm lượng du học sinh trên lãnh thổ Nhật Bản là do sự gia tăng của các trường hợp du học sinh trốn học để làm thêm việc. Do đó, nếu bạn có thể chứng minh rằng mong muốn du học của bạn là thực sự và bạn đang nghiêm túc trong việc học tiếng Nhật, Cục cũng sẽ dễ dàng cấp COE cho bạn hơn.

Để chứng minh điều này, điều quan trọng nhất là bạn nên tập trung vào việc nâng cao khả năng tiếng Nhật của mình và tham gia thi lấy một chứng chỉ tiếng Nhật có trình độ cao hơn so với lần apply trước.

 

 

 

 

 

 

 

LƯU Ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, mọi thông tin có thể thay đổi theo thời gian. Để biết thêm thông tin chi tiết và được cập nhật mới nhất, chính xác nhất hãy liên hệ với KOKORO để được tư vấn miễn phí bạn nhé!


    Đọc thêm: Các bằng chứng chỉ tiếng Nhật

     

    Du học Kokoro – Kiến tạo tương lai sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ của mình.

    Trụ sở Hà Nội: 9c8 Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
    💒 61b2 Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
    💒 81/1 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
    💒 Số 16A, Lê Hoàn, Hưng Phúc, Vinh, Nghệ An.
    💒 31 Thủ Khoa Huân, Sơn Trà, Đà Nẵng.
    💒 Xã Xuân Phú, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định .
    💒 124 Cao Thắng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
    Hotline: 1800.646.886
    Email: dieult@duhockokoro.com

    > Fanpage: Du học Nhật Bản Kokoro

    Fanpage: Du học KOKORO kiến tạo tương lai

    Fanpage: Du học Hàn quốc Kokoro

    Fanpage: Du học Kokoro Vinh-kiến tạo

     

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Miễn Phí
    icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon