NGÀY TRUNG THU CÓ Ý NGHĨA GÌ TRONG BẠN?

 

Khi chúng ta còn nhỏ, có lẽ ngoài Tết Nguyên Đán thì Tết Trung Thu là dịp đặc biệt mà bất cứ đứa trẻ nào cũng háo hức. Chúng ta quay quần bên đóng lửa, cùng nhau học nghi thức đội, cùng nhau diễu hành, cùng nhau múa hát, cùng nhau vui đùa. Ấy thế mà, thời gian trôi qua nhanh, thấm thoát chúng ta đã trở thành một thanh niên với nhiều gánh vác trên vai. Ngày hôm nay, KOKORO rất vui khi có thể giúp các bạn học viên quay trở lại ký ức, tìm về tuổi thơ, hóa thân thành những đứa nhỏ vui đùa không chút suy tư.

Trung thu
Trung thu

Lễ Trung Thu có nguồn gốc từ đâu

Theo quan niệm dân gian phong kiến thời xưa, Tết Trung Thu là dịp người dân có thể quay quần bên nhau ngắm trăng, dự đoán mùa màng sắp tới. Ngoài ra, đó cũng là dịp quan trọng   tiên đoán về vận mệnh quốc gia. Chẳng hạn, năm nào trăng tròn, to, sáng rực  màu vàng thì năm đó chắc chắn sẽ trúng mùa  tơ tằm. Còn  trong trường hợp trăng tròn to, sáng rực màu xanh (hoặc lục) thì năm đó rất có thể sẽ xảy ra nhiều biến động lớn như: bão lũ, hạn hán, thiên tai,…. Trong trường hợp  trăng tròn to, sáng rực màu cam đó là  dấu hiệu của sự thịnh trị, người dân an cư lạc nghiệp, ấm no, vui vẻ và hạnh phúc.

Theo như phong tục người Việt Nam thời xưa, vào dịp 15/8 theo âm lịch, người trưởng thành trong gia đình sẽ chuẩn bị các mâm cỗ thịnh soạn, đầy các món ăn (gồm có nhiều hoa quả, bánh kẹp) để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Nó thể hiện những người ở lại luôn nhớ về cội nguồn, đồng thời cũng là dịp để những người con xa quê quây quần, tụ họp, ăn uống, trò chuyện và tâm sự bên nhau. Có lẽ chính vì thế, Tết Trung thu còn được gọi với cái tên gần gũi hơn là Tết Đoàn Viên.

Ngoài ra, Tết Trung thu còn gọi là Tết của thiếu nhi hay Tết thiếu nhi. Đây là chính là dịp để trẻ em trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam cùng nhau vui chơi, giải trí, phá cỗ, rước đèn,…và thời gian này thường diễn ra các hoạt động múa hát, văn nghệ chúc mừng ngày lễ trăng rằm với các hình ảnh hết sức quen thuộc là chị Hằng  và chú Cuội.

Thắp hương cần chuẩn bị những gì

Mâm ngũ quả

Đa số dân ta sẽ chọn các loại hoa quả đặc trưng theo mùa  để bày trên mâm cỗ, vì chúng rất dễ tìm và nhìn trong tươi ngon hơn. Tuy nhiên, đối với một vài hộ gia đình nghiêm nghị hơn sẽ chọn lựa hoa quả theo hình dạng và màu sắc để kết hợp với nhiều ngụ ý khác nhau, như:
– Bưởi: Thường mang ngụ ý may mắn, đem lại cảm giác bình yêu cho gia chủ. Lớp ngoài cùng màu xanh thể hiện sự thanh khiết, và tươi mát như mùa thu,  kết hợp với kiểu dáng tròn đầy của quả bưởi mang đến sự đầm ấm, sung túc.
– Hồng xanh giòn: Có hình dáng căng đầy và giòn có có ngụ ý như quả bưởi, bên cạnh đó lớp ngoài cùng màu cam kết hợp màu đỏ làm rực rỡ màu sắc mâm cỗ hơn.
– Chuối: Nải chuối hình dạng giống bàn tay người đang nâng đỡ, theo như quan niệm dân gian, trưng bày nải chuối ngụ ý ông bà tổ tiên nâng đỡ con cháu.
Na: thực tế, quả Na có rất nhiều mắt, ngụ ý cho sự sinh sôi nảy nở, ý chỉ những điều may mắn sẽ nhiều lên.
Thanh long: Vỏ ngoài của thanh long có nhiều tua như những con rồng đang bay lượn, tượng trưng cho phú quý, bình an.

Theo đó, mỗi loại hoa quả đều có ý nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi gia đình và mỗi địa phương.  Chúng ta có thể  bày trí hoa quả theo nhiều cách khác nhau, kết hợp nhiều màu sắc khác nhau để mâm ngũ quả của mình đẹp hơn. Nhiều người khéo tay có thể cắt tỉa hoa quả theo mong muốn để mẫm của mình tươi đẹp hơn.

Hương đèn

Hương đèn là đồ vật không thể thiếu trong ngày lễ Tết, bởi theo quan điểm dân gian xưa, hương đèn đem ý nghĩa tưởng nhớ những người đã khuất. Thể hiện sự thành kính, hướng tới tổ tiên, ông bà của mình. Nhờ đó mà ta có thể hồi tưởng về quá khứ, về kỷ niệm xưa cũ.

Lồng đèn truyền thống

Và điều đặc biệt hơn cả, đó chính là lồng đèn. Đây cũng là đồ vật tượng trưng cho mùa thù, ngày lễ Tết thiếu nhi. Nó tạo cho không gian thêm rực rỡ sắc màu, tạo sự tươi vui, ánh sáng đong đầy tựa như những niềm tin hi vong, những ngon lửa rực cháy như lứa trẻ mới lớn, dần trưởng thành đem theo nhiều hi vọng thắp sáng tương lai, đất nước.

KOKORO đón Trung Thu cùng các bạn học viên

Trung thu
Trung thu

Vì tất cả các ý nghĩa đó, KOKORO muốn tạo cho các bạn trẻ có không gian tươi vui, được hòa mình vào không khí đón Tết thiếu nhi, giúp các bạn hồi tưởng về kỷ niệm xưa. Đặc biệt với những bạn đã trưởng thành thì niềm vui cũng dần ít đi, cũng không thể được quay trở về thời thơ ấu. Nhưng KOKORO đã giúp ước mơ của các bạn dần trở thành hiện thực.

Đối với KOKORO, các học viên như đại gia đình, lễ Tết trung thu cũng là dịp để các bạn học viên quay quần, yêu thương và thấu hiểu nhau hơn. KOKORO rất cảm ơn sự có mặt của các bạn, cảm ơn các bạn đã dành chọn sự tin tưởng cho KOKORO!


    Đọc thêm:

    Trung tâm tư vấn du học

    Cách đi du học Nhật Bản tự túc

    Du học Kokoro – Kiến tạo tương lai sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ của mình.

    Trụ sở Hà Nội: 61B2 Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
    💒 81/1 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
    💒 Số 16A, Lê Hoàn, Hưng Phúc, Vinh, Nghệ An.
    💒 31 Thủ Khoa Huân, Sơn Trà, Đà Nẵng.
    💒 Xã Xuân Phú, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định .
    💒 124 Cao Thắng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
    Hotline: 1800.646.886
    Email: dieult@duhockokoro.com

    >> Fanpage: Du học Nhật Bản Kokoro

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Miễn Phí
    icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon